So sánh quan điểm của Triết học Mác và phân tâm học của Sigmund Freud về kết cấu của ý thức và vai trò của vô thức


(ảnh: trái-Sigmund Freud, phải-Karl Marx)

-Nhóm 7,8,9-

Về kết cấu của ý thức :
Giống nhau : 

- Khối ý thức tương ứng với cái tôi  là sự thể hiện cá tính tâm lý của mỗi người, nó xuất hiện sau bản năng. 

- Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Là thành tố của đời sống tâm trí, có thể nhận thức, suy nghĩ từ các tri thức


Khác nhau : 

Triết học Marx

Phân tâm học của Sigmund Freud

Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức : 


a) Theo các yếu tố hợp thành

Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…


Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.


Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”.


Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.


Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.


Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác


b) Theo chiều sâu của nội tâm

Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức.


– Tự ý thức:


Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức. Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới. Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.


Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình


– Tiềm thức:


Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học. Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần. ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.


– Vô thức:


Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.


Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. Nó góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức như ấm ức



Phân tâm học từ chối việc coi ý thức là yếu tố tạo nên nền tảng của đời sống tâm trí, mà nhìn nhận ý thức là lớp ở trên, là những suy nghĩ và nhận thức mà ta biết rất minh bạch. Ý thức chỉ đơn giản là một thành tố của đời sống tâm trí, có thể cùng tồn tại với các thành tố khác và thậm chí đôi lúc còn có thể bị thiếu. “Có ý thức” trước hết là một cụm từ thuần túy mang tính mô tả, có liên quan đến tri giác tức thời nhất và chắc chắn nhất



Nó có tính chất tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được trung hòa, nó còn tự chủ với môi trường chọn ra những kích thích của môi trường.


Ý thức bao gồm tất cả những suy nghĩ, ký ức, cảm giác và mong muốn mà ta nhận thức được một cách rõ ràng vào bất kỳ thời điểm nào. Ta có thể nghĩ đến và trò chuyện về những thứ kể trên theo lý trí. Ý thức còn bao gồm cả ký ức, không phải lúc nào ký ức cũng nằm ngay trong vùng ý thức nhưng nó có thể được triệu hồi dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào và giúp ta nhận thức nó rõ ràng.


 Nội dung chứa đựng trong ý thức bao gồm tất cả những thứ mà bạn chủ động nhận thức được tại bất kỳ thời điểm nào. Ví dụ, vào lúc này, bạn nhận thức được thông tin bạn đang đọc, âm nhạc bạn đang nghe, hoặc một cuộc trò chuyện với người khác. Tất cả các suy nghĩ đi qua tâm trí bạn, cảm giác và cảm nhận của bạn về thế giới xung quanh, và cả những ký ức bạn gom lại trong nhận thức chính là trải nghiệm của ý thức trong bạn.


Ý thức ( bản ngã ) được thể hiện trong những hoạt động ý thức: tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho phép kiểm soát, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh, ý thức có thể đè nén xung đột bản năng và kiềm chế khoái lạc. Nó có tính chất tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được trung hòa, nó còn tự chủ với môi trường chọn ra những kích thích của môi trường.






------------------------Cảm ơn bạn đã đọc------------------------------

Đăng nhận xét

0 Nhận xét